Pages

Subscribe:

Thứ Bảy, 11 tháng 7, 2015

Đặt tiêu chuẩn so sánh

     Một kỹ thuật khác không giống như back test nhưng cùng một mục đích đàm bảo độ tin cậy của dữ liệu. Đặt chuẩn so sánh bao gồm so sánh đầu ra của một số mô hình với các mô hình khác. Ví dụ, nhiều mô hình định giá của các công cụ thị trường áp dụng cho cùng một công cụ.     Một mô hình riêng lẻ áp dụng cho nhiều công cụ. Điều này cho phép đặt chuẩn so sánh đầu ra của nhiều mô hình áp dụng với cùng một công cụ và so sánh mô hình nào khớp đúng hơn với định chuẩn của một tập hợp công cụ riêng lẻ.

Đặt tiêu chuẩn so sánh

    Đặt chuẩn so sánh chỉ khả thi khi có những mô hình khác. Một số mô hình đơn giản hơn nhũng mô hình được sử dụng có thể ít chính xác hơn nhưng ít nhất có thể dùng đẽ kiểm tra khoảng độ lớn của ra. Vì có nhiều lựa chọn mồ phỏng, thường có thể thiết kế những mô hình đơn giản dùng làm chuẩn so sánh. Với rủi ro tín dụng, có những mô hình nội bộ cho vốn kinh tế. Điều này cho phép đặt chuẩn so sánh. Với các phép tính Basel 2, những mô hình nội bộ trong trạng thái “sản xuất”, dùng cho những phép tính định kỳ toàn ngân hàng. Nhưng các phép tính Basel 2 tất dễ để áp dụng cho những giao dịch riêng lẻ. Nó khiến cho đặt chuẩn so sánh khả thi bằng cách lấy mẫu một số giao dịch và so sánh đầu ra của mô hình “sản xuất” với phép tính mẫu. Nêu đầu ra giống nhau, không có vấn đề gì. Nếu không, vấn đề là cẩn tìm ra tại sao những khe hở này tồn tại. Đặt chuẩn so sánh cọ nghĩa là các phép tính có thể tra nguyên được.

         STRESS TEST, CÁC TÌNH HUỐNG GIẢ ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH ĐỘ NHẠY
        Stress test có mục đích tìm hiểu xác suất xảy ra những thua lỗ đặc biệt bằng cách tăng những giá trị của các nhân tố rủi ro. Nó là sự kết hợp của phân tích độ nhạy và kỹ thuật “factor-push”, bằng cách nhân mạnh những nhân tố ảnh hưởng nhất tới giá trị danh mục đầu tư. Kỹ thuật đòi hỏi xếp hạng các nhân tố rủi ro theo độ nhạy của danh mục đầu tư với chung. Vì những nhân tố rủi ro chính thay đổi theo thời gian, sự xếp hạng này cũng thay đổi.

       Bất kỳ stress test nào cũng đòi hỏi phân tích độ nhạy và dựa trên các kịch bản. Ví dụ, Basel 2 đòi hỏi stress test dựa trên những tình huống rời rạc trong ALM để tính thu nhập lãi và giá trị kinh tế. Lợi ích của các các kịch bản là chúng không phải là những hộp đen như Var. Lựa chọn những “factor push” mang tính phán xét, dựa trên những giá trị đặc biệt quan sát vào những giai đoạn nhất định và dựa trên phán đoán độ lệch sẽ đi xa bao nhiêu. Với danh mục đầu tư, xác định nil ùng tham số nào có thể gây ra những thua lỗ đặc biệt lớn không hề đơn giản vì thay đổi giá trị tài sản bù trừ cho nhau trong danh mục đầu tư.

       Ta lấy ví dụ một danh mục đầu tư tín dụng. Nhiều phân tích độ nhạy áp dụng với danh mục đầu tư. Để tiếp tục, ta cần tham khảo một trường hợp co sở và chỉ thay đổi một biến mỗi lần và sử dụng kỹ thuật factor push hay kỹ thuật “điều gì xảy ra nếu…”.