Nguyên lý của tính điểm là sử dụng một thước đo để tách tín dụng “tốt” và “xấu” thành những nhóm riêng biệt, sử dụng những thuộc tính quan sát được của người đi vay. Với các công ty, kỹ thuật này sử dụng các thuộc tính quan sát được ví dụ như các tỷ số tài chính. Những biến này bao gồm tính lợi nhuận, đòn bẩy, kích cỡ v.v. Với các cá nhân, thu nhập, tuổi tác và hoạt động nghề nghiệp có liên quan tới uy tín tín dụng của họ.
Kỹ thuật này tạo ra một kết hợp tuyên tính của tất cả các biến để tính ra một hàm biệt thức. Giá trị hàm biệt thức là điểm. Các hàm cực đại hóa khả năng phân tách giữa người vỡ nợ và không vỡ nợ. Với mỗi cá nhân, giá trị bằng số của điểm xuất phát từ những thuộc tính quan sát được. Điểm càng cao thì chất lượng tín dụng càng tốt. Các điểm cho phép phân biệt người vỡ nợ với phân còn lại và dùng để xếp hạng tất cả các tổ chức tùy theo mức độ rủi ro tín dụng của họ.
Một trong số các kết quả của quy trình là hệ số của hàm phân loại và các xác suất hậu nghiệm thuộc về một nhóm nhất định. Xác suất hậu nghiệm là những xác suất vỡ nợ điều kiện phụ thuộc vào điểm. Hãy giả sử điểm cao có liên quan tới uy tín tín dụng thấp. Khi các thuộc tính công ty tạo ra một điểm cao, xác suất hậu nghiệm cao hơn và ngược lại.
Tính điểm không dùng tới một nền tảng khái niệm, ví dụ như KMV Credit Monitor, sử dụng mô hình Merton. Nó chỉ khớp một hàm phân biệt tốt nhất giữa những người rủi ro cao với những người rủi ro thấp, Đường khớp này có thể cẩn được định chuẩn nhiều lần đe phù hợp với điều kiện thay đổi, mặc dù các thuộc tính cũng có thể phản ánh điều kiện thay đổi.
Do đó, tính điểm có khả năng phân biệt các công ty tùy theo uy tín tín dụng của họ và có thể dùng để dự đoán vỡ nợ và xếp hạng. Với các công ty, các mô hình tính điểm dựa trên một số lượng các chỉ báo, ví dụ như các tỷ sốkế toán, đã khá thành công. Có nhiều nghiên cứu cổ điểngiải thích hệ thông tính điểm và đưa ra những kết quả bằng số. Một điểm nổi tiếng liên tục được cập nhật là mô hình điểm z của Altman cho các doanh nghiệp (Altman 1977). Đây là một mô hình nhiều biến dựa trên giá trị của những tỷ số lựa chọn và những phép đo hạng mục. Các mô hình điểm z đã được áp dụng cho nhiều tô chức, từ những công ty vừa và nhỏ, sản xuất và không sản xuất, và cả các công ty trong các thị trường mới nổi.