Phương pháp cho phép mô phỏng NII một cách đơn giản. Hãy xem xét một bảng cân đối với các nguy cơ hay khe hở với lãi suất Euribor 3 tháng, 3 năm và 10 năm. Các vị thế khớp với những lãi suất này số âm với lãi suất ngắn hạn, giả định rằng tiền đền bù cho tiền ký gửi ngắn hạn là lãi suất 3 tháng và số dương với lãi suất 5 năm và 10 năm. Những vị thế như vậy sẽ nảy sinh khi có tiền ký gửi dư thừa và khi toàn bộ tiền ký gửi dùng đệ cho vay và đầu tư. Tiền ký gửi khấu hao trong 10 năm, cho phép trải đều các khoản đầu tư trong 10 năm để làm giảm thiểu ảnh hưởng do thay đổi lãi suất. Để đơn giản hóa, trong ví dụ này, khoản vay 10 năm không được gia hạn lại và chi cho vay một lần. Còn lại là những khoản vay cho các doanh nghiệp. Ta gộp tất cả các khoản vay trong ví dụ này và giả định kỳ hạn trung bình là 5 năm.
Những giả định này không mang tính hạn chế. Ta cở thể khớp tất cả các vị thế của bảng cân đối với những lãi suất ta cần. Chúng đại diện cho những nguy cơ trong bảng cân đối kê’toán, bỏ qua khe hở. Ví dụ này điển hình cho một ngân hàng có vị thếcấu trúc. Cho vay dài hạn với nguổn tiền ngắn hạn để lợi dụng chênh lệch lãi suất giữa dài hạn và ngắn hạn vào giai đoạn đầu của khoảng thời gian. Rủi ro lệch hạn với lãi suất khá cao trong khoảng thời gian được quan sát. Các vị thế được khớp với lãi suất lựa chọn và ân định các độ nhạy cho lãi suất 3 tháng, 5 năm và 10 năm. Các độ nhạy biểu thị kích thước của vị thếvay và cho vay, VI chúng là cơ sở cho phép tính thu nhập lãi suất. Một khi danh mục đầu tư đã được khớp với mỗi lãi suất, ta cẩn cho vào các hệ số tải nhân tố nhân với độ biến động lãi suất (vì PCA tính ra lãi suất chuẩn hóa).
Chú ý ta sử dụng những giá trị số cho các độ nhạy NII với mỗi lãi suất giống như delta của danh mục đầu tư thị trường trước đó.
Chú ý ta sử dụng những giá trị số cho các độ nhạy NII với mỗi lãi suất giống như delta của danh mục đầu tư thị trường trước đó.
Ta có thể sử dụng bất kỳ giá trị nào thích hợp. VÌ ta muốn tính NII hàng năm của ngân hàng, ta sử dụng độ biến động hàng năm. Ta bắt đầu từ độ biến động hàng ngày được tính trên 911 ngày. Những độ biến động hàng ngày nên được quy đổi thành độ biến động một năm, tỷ lệ tăng là -7250 = 15,81. Sau đó, ta tính các cặp độ nhạy gia trọng với mỗi thành phân chính bằng tích của độ nhạy của mỗi vị thếvới lãi suất nhân với hệ số tải nhân tố và nhân với độ biến động lãi suất hàng năm. Ta có ba độ nhạy r.hư vậy với mỗi nhân tố Pj và P2. Bằng cách tính tổng độ nhạy của mỗi cột, trong hai dòng cuối cùng, ta có độ nhạy NII với mỗi thành phân chinh (bảng 37.8). Ta chỉ có hai nhân tố, bất kể số lãi suất được lựa chọn dùng làm nhân tố rủi ro là bao nhiêu.
Từ
khóa tìm kiếm nhiều: vo no