Pages

Subscribe:

Thứ Năm, 9 tháng 7, 2015

Tương quan của nhân tố với lãi suất

       Ta quan sát thấy nhân tố đầu tiên có tương quan dương với tất cả các lãi suất. Một sự thay đổi của nhân tố này sẽ tăng tất cả các lãi suất, tạo ra một dịch chuyển gần như song song của tất cả các lãi suất.       Điều này gợi ý nhân tố đầu tiên đại diện cho sự dịch chuyển của toàn bộ cấu trúc kỳ hạn. Nhân tố thứ hai có tương quan âm với các lãi suất ngắn hạn và tương quan dương với các lãi suất dài hạn. Do đó, nhân tố tăng sẽ làm tăng độ dốc của đổ thị, làm cho lãi suất ngắn hạn giảm và lãi suất dài hạn tăng. Nhân tố này đại diện cho độ dốc của cấu trúc kỳ hạn.

Tương quan của nhân tố với lãi suất

     Đây là những kết quả tổng quát. Trong những khoảng thời gian dài và cấu trúc kỳ hạn thay đổi hình dạng, ba nhân tố giải thích sự thay đổi của lãi suất. Hai nhân tố đầu tiên đại diện cho sự dịch chuyển của đổ thị và độ dốc thay đổi. Nhân tố thứ ba, đại diện cho những “khúc lồi” trong cấu trúc kỳ hạn và có tương quan dương với lãi suất có kỳ hạn trung bình và tương quan âm với lãi suất ngắn và dài hạn. Trong ví dụ này, đổ thị ban đầu đi lên và sau đó phẳng dẩn. Do đó, không có “khúc lồi” nên ta chỉ thấy hai nhân tố ị chính giải thích sự thay đổi các lãi suất.

     Trung bình và độ lệch chuẩn của hai nhân tố Pj và P2 được rút ra từ việc khớp mô hình vào dữ liệu lịch sử quan sát được. Chú ý tất cả các biến đều chuẩn hóa, cả nhân tố và lãi suất. Ví dụ, lãi suất chuẩn hóa 3 tháng là 0,2079 nhân với Pj chuẩn hóa và -0,1065 nhân với P2 chuẩn hóa. Những hệ số tải nhân tố này cho phép tính sự thay đổi của mỗi lãi suất chuẩn hóa là một hàm của những thay đổi nhân tố. Quá trình như vậy áp dụng với tất cả các lãi suất. Chúng trở thành một hàm số của chỉ hai biến số.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: rủi ro tín dụng trong ngân hàng