Hội đồng đã áp dụng một định nghĩa thế chấp hợp lệ rộng hơn so với Hiệp Ước 1988 trong cách tiếp cận tiêu chuẩn của Basel 2. Ngân hàng có thể công nhận những tài sản sau là thế chấp:
- tiền mặt
- những cổ phiếu nợ nhất định được phát hành bởi quốc gia, những tổ chức trong khu vực công, ngân hàng, công ty chứng khoán và doanh nghiệp
- những cổ phiếu nhất định được trao đổi trên các sàn được công nhận
- những cổ phần trong quỹ tương hỗ
- vàng
Có một sàn vốn ký hiệu IV,bởi vì giao dịch có thế chấp không bao giờ không có rủi ro (trừ với tiền mặt). Giá trị thông thưởng của w là 0,15.
Basel 2 công nhận thế chấp chỉ nếu giá trị của nó không phụ thuộc vào uy tín tín dụng của đối tượng. Chất lượng tín dụng của người đi vay và giá trị của vật thế chấp không thê có tương quan dương. Ví dụ, cổ phiếu phát hành bởi chính người đi vay sẽ tạo ra rất ít sự bảo hộ và không hợp lệ.
Trong vay mượn cổ phiếu, người cho vay tiền mặt nắm giữ cổ phiếu làm thế chấp, giá trị của cổ phiếu có thể giảm xuống dưới khoản tiền cho vay ngay cả nếu ban đầu, giao dịch có thế chấp quá cao.
Những luật giám sát cho phép bù trừ nguy cơ với giá trị vật thế chấp, chịu chi phổi bời ‘haircuts”. Haircuts là phần trăm giá trị do những thay đổi thời gian của nguy cơ và thế chấp và do chênh lệch kỳ hạn và tiền tệ giữa nguy cơ và thế chấp. Có hai loại haircuts: haircuts giám sát tiêu chuẩn và những ước lượng của các ngân hàng về độ biến động của vật thế chấp.
Như một quy luật chung, phần được đảm bảo bới giá trị điều chỉnh theo haircut của vật thế chấp có trọng số rủi ro ứng với công cụ thế chấp. trọng số rủi ro này có sàn 20% trừ trong một số trường hợp nhất định, ví dụ khi thế chấp là tiền mặt hay khi nó là khoản vay của một quốc gia hay cổ phiếu PSE (tổ chức khu vực công), khi đó trọng số rủi ro là 0%.
Phần còn lại của khoản nợ không có đảm bảo và được chỉ định trọng số rủi ro của đối tượng đó. Khi có nhiều thế chấp, nguy cơ được chia thành nhiều phần, mỗi phần được chi định một loại CRM.
Giảm thiểu rủi ro tín dụng bị điều phôi bởi hai cách tiếp cận: ‘đơn giản’ và ‘toàn diện’. Theo cách tiếp cận đơn giản, ngân hàng thay thế trọng số rủi ro của vật thế chấp bằng họng số rủi ro của đối tượng, đối với phần có thế chấp của nguy cơ (với sàn 20%). Điều này tương tự như Hiệp Ước 1988.
Cách tiếp cận toàn diện cho phép bù trừ nguy cơ bằng thế chấp. Các ngân hàng có thể giảm nguy cơ bằng giá trị của thếchấp. Họ có thể dùng một trong hai cách tiếp cận trên trong sổ ngân hàng, nhưng số giao dịch thì chỉ dùng cách tiếp cận toàn diện. Thế chấp một phần cũng được công nhận. Chỉ có cách tiếp cận toàn diện cho phép chênh lệch kỳ hạn giữa nguy cơ cơ sở và vật thếchấp.
Từ
khóa tìm kiếm nhiều: nghiệp vụ tín dụng ngân hàng