Pages

Subscribe:

Thứ Hai, 13 tháng 7, 2015

Triết lý xếp hạng tín dụng

Triết lý đằng sau xếp hạng tín dụng của các đơn vị xếp hạng bên ngoài và nhà làm luật là khác nhau.

      Các cơ quan xếp hạng đánh giá trái phiếu nợ thay vì người phát hành vì người cho vay và nhà đầu tư quan tâm đến rủi ro của khoản nợ họ đang mua hoặc nắm giữ. Xép hạng người phát hành mô tả uy tín tín dụng của người phát hành. Người phát hành thưởng có nhiều loại trái phiếu nợ, không phải tất cả đều có rủi ro như nhau.

      Các trái phiếu nợ khác nhau về mức độ cao cấp hay đảm bảo. Nợ cấp thấp có thể vỡ nợ trước nợ cao cấp, và nợ có đảm bảo có rủi ro thấp hơn, nên xếp hạng của chúng sẽ khác với uy tín tín dụng của người phát hành, xếp hạng cao câp không đảm bảo rất giống với xêp hạng người phát hành vì chúng được ưu tiên thanh toán đầu tiên khi vỡ nợ.

Triết lý xếp hạng tín dụng

      Triết lý của nhà làm luật lại khác vì xếp hạng tín dụng nội bộ dùng để đánh giá xác suất võ nợ của một người phát hành, thông qua một xếp hạng người phát hành. Mức độ nghiêm trọng của thua lỗ trong trường hợp võ nợ tùy vào giao dịch cụ thể vì nó phụ thuộc vào thế châp hoặc đảm bảo. Trường hợp của cho vay chuyên dụng, như được định nghĩa trong Basel 2, là một trường hợp ngoại lệ khi rủi ro tín dụng gần như hoàn toàn phụ thuộc vào giao dịch thay vì đối tác.

      Trong trường hợp câp vốn dự án, rủi ro tín dụng được giảm thiểu nhờ dòng tiền dự kiến và một chuỗi các điều khoản áp đặt giới hạn lên những người tham gia vào dự án. Khi rủi ro tùy vào giao dịch là rủi ro chủ đạo, xếp hạng sẽ miêu tả những thể thức cho vay thay vì người phát hành. Một số mẫu các tiêu chuẩn rủi ro tín dụng trong Hiệp Ước Basel 2 được trình bày trong Phụ Lục 6 tham khảo làm hướng dẫn cho các ngân hàng để xếp hạng những giao dịch đó.

       Theo cả hai triết lý, xêp hạng tín dụng nên dựa vào những tính chất cơ bản dài hạn của một công ty và không thay đổi thưởng xuyên trong những điều kiện thông thưởng. Cả ngân hàng và các cơ quan đều phải thưởng xuyên kiểm tra xếp hạng của họ định kỳ hoặc theo dõi những sự kiện bất ngờ ảnh hưởng uy tín tín dụng của người phát hành. Một ví dụ là sát nhập hoặc mua lại. Hai sự kiện này thay đổi đáng kể hổ sơ rủi ro của một người đi vay doanh nghiệp, xếp hạng tín dụng từ các cơ quan không thay đổi thưởng xuyên như mong muốn. Làn sóng tụt hạng trong cuộc khủng hoảng năm 2007 và 2008 cho thấy cách nhìn này có phân đúng đắn.




Từ khóa tìm kiếm nhiều: tài sản có của ngân hàng