Pages

Subscribe:

Thứ Ba, 14 tháng 7, 2015

Điều chú ý khi sử dụng tần suất vỡ nợ ứng với xếp hạng bên ngoài

        Khi sử dụng tần suất vỡ nợ ứng với xếp hạng bên ngoài cho xếp hạng nội bộ, ta đã giả định các phương pháp xếp hạng phải tương đương nhau, tức là xếp hạng nội bộ tương tự như xếp hạng bên ngoài cho những trái phiếu cao cấp không có đảm bảo. Những doanh nghiệp không được niêm yết và xếp hạng nên được chỉ định một xếp hạng nhất quán với những xếp hạng bên ngoài.

        Trong thực tế có những thiên lệch bên trong xếp hạng nội bộ so với xếp hạng bên ngoài. Ví dụ, các nhà phân tích có thể ấn định xếp hạng nội bộ cao hơn xếp hạng bên ngoài, với một vài bậc xếp hạng. Những sai lệch như vậy nên được chỉnh sửa. Nếu không, ấn định tần suất vỡ nợ từ xếp hạng ngoài vào xếp hạng nội bộ sẽ không thống nhất. Quá trình này đòi hỏi khớp xếp hạng nội bộ với xếp hạng ngoài, và điều chỉnh sự thiên lệch đó, trước khi ứng xếp hạng nội bộ với tần suất vỡ nợ.

Điều chú ý khi sử dụng tần suất vỡ nợ ứng với xếp hạng bên ngoài

          Cuối cùng, không phải bất kỳ xếp hạng ngoài nào cũng ứng với một uy tín tín dụng của doanh nghiệp, ngân hàng và các tổ chức tài chính. Phần lớn những số liệu thống kê hiện tại về vỡ nợ là của với các doanh nghiệp được xếp hạng. Nếu coi ngân hàng với cùng xếp hạng của doanh nghiệp có xác suất vỡ nợ giống nhau là không đúng với dữ liệu lịch sử. Điều tương tự cũng xảy ra khi so sánh các thành phố với doanh nghiệp. Dữ liệu vỡ nợ cho thành phố rất hiếm và tần suất vỡ nợ lịch sử trùng nhau sẽ có những khoảng tin cậy lớn. Các sự kiện vỡ nợ thường xảy ra với các doanh nghiệp hơn những tổ chức khác, và vì đây là nguồn chính của tần suất vỡ nợ, chúng thường được dùng cho tất cả các tổ chức.

         Lập luận thông thường để lý luận rằng một xếp hạng giống nhau cho những loại hình đối tượng khác nhau có nghĩa là rủi ro tín dụng như nhau là: những đánh giá chuyên gia của những nhà phân tích tín dụng đưa ra những xếp hạng tương đương nhau về uy tín tín dụng hay xác suất vỡ nợ. Ví dụ,, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có rủi ro cao hơn các tập đoàn lớn, và trung bình có xếp hạng tín dụng thấp hơn. Một giải pháp tốt hơn giả định xếp hạng bằng nhau có nghĩa là rủi ro bằng nhau là chuyển sang xác suất vỡ nợ trực tiếp thay vì sử dụng xếp hạng làm bước trung gian.

         Có thể dễ dàng thấy rằng xác suất vỡ nợ trong một bậc xếp hạng ngoài trùng lặp với những bậc khác. Điều này xuất phát từ phân phối vỡ nợ của mỗi bậc xếp hạng. Tỷ lệ vỡ nợ tổng hợp là một con số bình quân. Phân tích của các trùng lặp đó sử dụng các mô hình xác suất võ nợ, tính ra xác suất vỡ nợ vào một thời điểm, xuất phát từ giá cổ phần như được giải thích trong mô hình cấu trúc của vỡ nợ. Mô hình thưởng gặp nhất là KMV Credit Monitor của Moody’s và các nguyên lý được giải thích. Đầu ra của mô hình được gọi là EDF©, viết tắt của “tần suất vỡ nợ dự kiên”, vì những xác suất vỡ nợ đó được tính từ giá cổ phiếu, do đó nó mang tính tiên đoán. Khi sử dụng những xác suất vỡ nợ riêng lẻ như vậy, ta có thể thấy phân phối của EDF© trong các bậc xếp hạng trùng lặp rất nhiều, đặc biệt giữa những bậc liền kề nhau.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: quản lý danh mục đầu tư