Pages

Subscribe:

Chủ Nhật, 12 tháng 7, 2015

Quá trình kiểm định

     Kiểm định là quá trình có mục tiêu đảm bảo tính nhất quán và tuân thú những nguyên tắc cơ bản của mô phỏng và quản lý rủi ro. Phương pháp kiểm định không dễ thiết kế đặc biệt là với mức độ đa dạng các công cụ dùng trong ngân hàng và sự phức tạp của các quy định về rủi ro. Cả ba đề tài của chương này để phục vụ mục đích kiểm định. Các mô hình cần phải được back test, đặt chuẩn so sánh và stress test. Tất cả các kỹ thuật dùng để đánh giá tính đáng tin cậy và nhất quán của các phép đo rủi ro.

     Những nguyên tắc khác cũng cần được thực thi để đảm bảo một quá trình kiểm định xác đáng. Tất cả các công cụ cần được ghi chép cẩn thận. Điều này có vẻ quá hiển nhiên nhưng thực tế thì không phải như vậy. Đơn vị kiểm định nên độc lập với kinh doanh và có quyền lực cần thiết để đưa ra những khuyến nghị mà tất cả các nghiệp vụ và nhóm nghiên cứu phải tuân theo. Họ nên định ra những phương pháp kiểm toán phù hợp, vì sự thận trọng không phải luôn được tuân theo. Họ nên có tiếp cận với các mô hình và có khả năng phát triển mô hình của riêng họ. Những mô hình đó có thể thu nhỏ hơn vì không cần thiết phải chính xác hoàn hảo, nhưng phải đảm bảo những khoảng độ lớn phải tương xứng với những gì dự đoán có thể xảy ra.

Quá trình kiểm định

      Cả ba kỹ thuật đều là những kỹ thuật kiểm định mà những người giám sát nội bộ hoặc bên ngoài cần dùng khi đối mặt với thách thức phải đảm bảo các mô hình nhất quán. Chúng nên được thực hiện bởi một đơn vị kiểm định độc lập. Nguyên tắc này không được thực thi rộng rãi như được khuyên nghị, có thể vì nó đòi hòi nguồn nhân lực chuyên môn trong tiền sảnh và đơn vị kiểm định. Các đơn vị kiểm định “ấn” cũng có nhược điểm giống như những nhà quản lý rủi ro “ẩn”. Lợi ích là họ có thế tiếp cận các chi tiết, dữ liệu, quy trình và công cụ. Nhưng nhược điểm là tính độc lập không còn được đảm bảo.

      Ta thường suy nghĩ nguyên tắc nhìn bằng “bốn mắt” nên được thực thi. Nguyên tắc “bốn mắt” nói về hai cách nhìn độc lập của cùng mô hình rủi ro, thước đo rủi ro hay nguy cơ. Nhìn chung, nguyên tắc “bốn mắt” áp dụng trong trận tuyến phòng ngự đầu tiên của các ngân hàng, khi các hệ thông văn phòng giữa và sau kiểm tra việc tiền sảnh xử lý các giao dịch. Nhưng áp dụng nguyên tắc “bốn mắt” giữa văn phòng tiền sảnh và đơn vị rủi ro trung ương không phổ biến trong thực tế. Hệ thống rủi ro trung ương tổn tại và cho phép tổ chức cách nhìn hai chiều đó. Hệ thống rủi ro trung ương như vậy đảm bảo tính nhất quán giữa những gì phòng rủi ro nhìn thấy và những gì các nghiệp vụ kinh doanh ghi chép và báo cáo.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: nghiệp vụ tín dụng ngân hàng