Pages

Subscribe:

Thứ Hai, 6 tháng 7, 2015

Tính độ nhạy – Độ nhạy toán học – Độ nhạy số học

Tính độ nhạy


      Độ nhạy có thể được tính từ phân tích, là đạo hàm bậc một của hợp đồng theo các nhân tố rủi ro, hay tính bằng số bằng cách thay đổi nhỏ giá trị mỗi nhân tố rủi ro và tính lại giá trị hợp đồng. Trong ví dụ này, có thể tính bằng phân tích đạo hàm bậc một theo mỗi nhân tố rủi ro sử dụng hàm số liên hệ giá trị hợp đồng với nhân tố rủi ro.

     Phương pháp tính băng số có thể ứng dụng cho bất kỳ hàm số nào và khi không có công thức cụ thể. Với kỳ hạn còn lại là một năm, công thức phân tích. Những giá trị ban đầu và thay đổi của nhân tố rủi ro được tóm tắt trong bảng.Công thức có thể được sử dụng để tính độ nhạy phân tích hay tính bằng cách thay đổi các nhân tố rủi ro một lượng nhỏ và định giá lại hợp đồng. Giá trị và thay đổi giá trị được tính vào lúc bắt đầu hợp đồng. Giá trị ban đầu bằng 0.


Độ nhạy toán học


     Độ nhạy S(m) với mỗi tham số thị trường m (nhân tố rủi ro) là đạo hàm bậc một của hợp đồng giao sau theo mỗi nhân tố. Các giá trị độ nhạy là tích của những đạo hàm này với thay đổi của mỗi nhân tố rủi ro.

Tính độ nhạy – Độ nhạy toán học – Độ nhạy số học

Hợp đồng giao sau tương đương với ba vị thế, mỗi vị thế tùy thuộc vào một nhân tố rủi ro và những nhân tố khác được giữ nguyên. Các giá trị bằng số được tính từ công thức dạng đóng trên, với LP là trường vị bằng và SP là đoản vị bằng $. Đưa vào các giá trị ban đầu của các tham số, ta tìm giá trị bằng số của các đạo hàm (bảng 35.7).

      Độ nhạy áp dụng với một thay đổi đơn vị của nhân tố rủi ro. Với những thay đổi nhỏ, chúng được nhân với những thay đổi ở trên.

           Độ nhạy bằng số

     Ban đầu, giá trị hợp đồng giao sau là 0 vì ta cho vay và đi vay đúng một lượng bằng nhau. Sau khi bắt đầu hợp đồng, tất cả các tham số thị trường dao động, nhưng giá trị cuối cùng được trao đổi ở tỷ giá giao sau: $10.000.000 và €7.619.048.

     Giá trị ban đầu của hợp đồng giao sau là 0 vì giá trị hiện tại của trường vị và đoản vị đúng bằng nhau trong cùng một tiền tệ: $10.000.000/(1+/$) = $952.380 với i$ = 5%. Vào tỷ giá ban đầu, giá trị này đúng bằng trường vị theo €, hay €7.619.048/(1+4%) (bảng 35.8).

      Để tính các độ nhạy bằng số, ta bắt đầu từ những giá trị ban đầu của nhân tố rủi ro, và thay đổi giá trị của từng nhân tố một lượng nhỏ. Với tập hợp mới các giá trị, hợp đồng giao sau có một giá trị mới tính từ công thức phân tích. Thay vì tính những thay đổi giá trị sử dụng giả định độ nhạy cố định, sự thay, đổi giá: trị được tính bằng việc tái định giá hợp đồng với những giá trị mới của nhân tố rủi ro. chênh lệch với giá trị ban đầu 0 là độ nhạy với nhân tố rủi ro. Tái định giá và các chênh lệch được tính bằng số bắt đầu từ giá trị ban đầu vào ngày đầu tiên của hợp đồng.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: rủi ro tín dụng trong ngân hàng